Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Công bố chất lượng thực phẩm phẩm chức năng nhập khẩu

Công bố chất lượng thực phẩm phẩm chức năng nhập khẩu

Bạn đang cần công bố tiêu chuẩn thực phẩm chức năng nhập khẩu? Bạn đang cần tìm dịch vụ công bố tiêu chuẩn thực phẩm chức năng nhập khẩu? bạch minh  xin giới thiệu gói dịch vụ công bố tiêu chuẩn thực phẩm như sau :

bạch minh Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhiều năm. Đặc biệt bạch minh Việt Nam thường xuyên tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, thực phẩm chức năng, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ thực phẩm, bao bì thực phẩm, rượu và các loại đồ uống khác cho các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và phân phối chuyên nghiệp.

Công bố chất lượng thực phẩm năng nhập khẩu

Dịch vụ công bố tiêu chuẩn thực phẩm chức năng tại bạch minh  tổng quát gồm:
– Tư vấn các thủ tục liên quan đến việc công bố tiêu chuẩn thực phẩm chức năng nhập khẩu.
– Đại diện theo ủy quyền để soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tư vấn khách hàng phương hướng vượt qua các vấn đề phát sinh trong quá trình hồ sơ công bố được thẩm xét tại CQNN có thẩm quyền.
– Tư vấn và thực hiện việc xin phép nhập khẩu bán thành phẩm/nguyên liệu sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ thực phẩm, bao bì thực phẩm, rượu và các loại đồ uống khác…
– Xin giấy phép giải toả hàng tại Hải quan trong khi chờ hoàn tất thủ tục công bố thực phẩm và tiêu chuẩn sản phẩm.
– Xúc tiến nhanh quá trình thẩm định hồ sơ.
– Đại diện theo ủy quyền để soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ về xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đại diện theo ủy quyền để soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ về xin gia hạn giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách hàng cần cung cấp cho bạch minh khi công bố tiêu chuẩn thực phẩm chức năng nhập khẩu:

+ Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực);
+ Mẫu nhãn sản phẩm (Nhãn chính và Nhãn phụ dự thảo có xác nhận của thương nhân;
+ Mẫu sản phẩm;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị đứng tên công bố;
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate);
– Trong trường hợp Quý khách hàng thực hiện kiểm nghiệm tại nước ngoài: Ngoài kết quả kiểm nghiệm của đơn vị kiểm nghiệm thứ ba độc lập, cần cung cấp bản sao Giấy phép hoạt động của đơn vị kiểm nghiệm có thể hiện ngành nghề hoạt động kiểm nghiệm;
– Trong trường hợp Quý khách hàng thực hiện kiểm nghiệm tại Việt Nam: bạch minh  có thể hỗ trợ thực hiện kiểm nghiệm để kết quả kiểm nghiệm được hoàn thiện nhanh chóng, hợp pháp và phù hợp với đòi hỏi của việc công bố sản phẩm.

Thời gian thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng nhập khẩu:

Thời gian hoàn thành việc công bố tối đa 20 ngày. Trong trường hợp Quý khách hàng cần làm nhanh, Bạch minh Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực đáp ứng. (03 ngày, 04 ngày,05 ngày,…) Hãy liên hệ với Bạch minh Việt Nam để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Công bố chất lượng dầu ăn

Công bố thực phẩm chất lượng dầu ăn

Bạch minh xin giới thiệu về dịch vụ công bố chất lượng dầu ăn
Dầu ăn được tinh chế từ nguyên liệu thực vật, ở nhiệt độ môi trường bình thường dầu ăn ở thể lỏng. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào dầu ăn như dầu mè, dầu đậu phộng, dầu dừa, dầu đậu nành… Thành phần trong dầu ăn có nhiều acid béo không no là chất chống oxi hóa rất tốt cho cơ thể. Để đảm bảo thành phần acid béo không no trong nguyên liệu không bị thay đổi trong quá trình chế biến sản xuất dầu, các nhà sản xuất phải đảm bảo các acid béo không no bị oxi hóa thành các acid béo no không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Các loại dầu đều rất nhạy cảm với hơi nóng, ánh sáng và phơi ngoài không khí có chứa oxi. Dầu dễ bị oxi hóa gây ra mùi khó chịu và nếm rất chua và giá trị dinh dưỡng của dầu sẽ không còn nữa. Vì thế, việc sản xuất và bảo quản dầu phải được thực rất cẩn thận, không để dầu tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, không khí, oxi và đúng theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ y tế.

Trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam, các món chiên, sào, canh đều có sử dùng dầu ăn, đặc biệt nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh của người Việt Nam ngày càng cao. Vì thế, dầu ăn đã trở thành phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Theo thống kê của cơ quan Quản lý Dược phẩm & Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) có 30% hoặc ít hơn lượng calori tiêu thị hàng ngày từ chất béo.

Đứng trên góc độ người tiêu dùng mà nói thì hiện nay các dòng sản phẩm thực phẩm trên thị trường rất đa dạng và người tiêu dùng luôn phải lựa chọn những loại sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của mình và người thân. Riêng mặt hàng dầu ăn cũng đã có hàng chục dòng sản phẩm. Vì thế các doanh nghiệp ngay sau khi đưa ra sản phẩm mới cần phải làm ngay những thủ tục kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và công bố sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của Bộ Y Tế. Đây vừa là cơ sở đáng tin tưởng để người tiêu dùng lựa chọn cách thông thái nhất và là cơ sở khách quan nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất. 

Công bố chất lượng thực phẩm Căn cứ vào:

- Luật vệ sinh an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT quy định về giới hạn ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số các quy định của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm.

Văn phòng luật sư bach minh đề xuất quy trình chuẩn công bố chất lượng dầu ăn để giúp các quý công ty giảm thiểu đến tối đa những phức tạp trong việc đưa sản phẩm tự sản xuất hay nhập khẩu ra thị trường.

1.Thành Phần Hồ sơ công bố thực phẩm sản phẩm dầu ăn trong nước:

1. Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở).
3. Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
4. Kế hoạch kiểm soát chất lượng
5. Kế hoạch giám sát định kỳ
6. Mẫu nhãn sản phẩm
7. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh

8. Giấy đăng ký nhãn hiệu kinh doanh có ngành nghề Sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
9. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
10. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng).
11. Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
12. Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm dầu ăn nhập khẩu:
1. Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở).
3. Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
4. CA (Certificate of Analysis - Kết quả kiểm nghiệm) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
5. Kế hoạch giám sát định kỳ
6. Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.
7. Nội dung nhãn phụ sản phẩm
8. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh (đối với Sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam)
9. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
10. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
11. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)
12. Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
3. Công việc FOSI đại diện cho quý công ty thực hiện:
- Thay mặt quý công ty soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm cho sản phẩm dầu ăn.
- Theo dõi, hỗ trợ pháp lý trong quá trình xét duyệt hồ sơ xin công bố chất lượng sản phẩm cho sản phẩm dầu ăn.
- Thay mặt quý công ty nhận giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm sau khi hồ sơ được Cục vệ sinh an toàn thực phẩm chấp nhận.

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG BỐ THỰC PHẨM

- Thời gian hoàn tất công bố chất lượng phụ gia thực phẩm nhập khẩu là từ 15 đến 20 ngày ( kể từ ngày nộp hồ sơ).
- Thời hạn hiệu lực của giấy công bố là 03 năm.
- Nơi cấp: Cục an toàn thực phẩm.
BẠCH MINH sẽ Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố chất lượng dầu ăn tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết dịch vụ: Nhanh – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi\
Ngoài ra văn phòng luật sư bạch minh còn tiến hành làm giấy tờ đăng ký nhãn hiệu

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Công bố thực phẩm phụ gia

Công bố thực phẩm phụ gia 

bạch minh  là một trong những công ty tư vấn công bố sản phẩm lớn nhất cả nước, chúng tôi có chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp quý bạn và các vị lập hồ sơ xin công bố nhanh nhất, ngoài ra chúng tôi còn tư vấn và kiểm nghiệm sản phẩm miễn phí giúp bạn tiết kiệm nhất và thuận lợi nhất có thể.
Theo quy định của Nhà nước, các phụ gia thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông tiêu thụ trên thị trường phải làm thủ tục công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh phụ gia thực phẩm phải gửi hồ sơ xin công bố chất lượng phụ gia thực phẩm lên Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm phê duyệt, nếu phụ gia thực phẩm đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm và được lưu hành tự do trên thị trường.

Phụ gia thực phẩm là gì?công bố chất lượng thực phẩm phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ định đưa vào thành phần thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính của sản phẩm thực phẩm.
Phân loại phụ gia thực phẩm
Có nhiều cách phân loại phụ gia thực phẩm, Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” phân loại phụ gia thực phẩm theo chức năng gồm 23 nhóm chất sau: 
1. Chất điều chỉnh độ acid.
2. Chất điều vị.
3. Chất ổn định.
4. Chất bảo quản.
5. Chất chống đông vón.
6. Chất chống oxy hóa.
7. Chất chống tạo bọt.
8. Chất độn.
9. Chất ngọt tổng hợp.
10. Chế phẩm tinh bột.
11. Enzym.
12. Chất đẩy khí.
13. Chất làm bóng.
14. Chất làm dày.
15. Chất làm ẩm .
16. Chất làm rắn chắc.
17. Chất nhũ hóa.
18. Phẩm màu.
19. Chất tạo bọt .
20. Chất tạo phức kim loại.
21. Chất tạo xốp.
22. Chất xử lý bột.
23. Hương liệu.

Bạch minh chuyên công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm uy tín chất lượng

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

1. Khái niệm, giải thích
- Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.
- "Nhãn hiệu" là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Với chức năng của công cụ marketing - truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó - nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

2. Các tài liệu cần có của đơn
2.1. Tài liệu tối thiểu

(a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
(b) 05 Mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)
(c) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

2.2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
(a) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
(b) Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
(c) Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

2.3. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp; đăng ký nhãn hiệu

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Bạn muốn đăng ký nhãn hiệu hãy đến với văn phòng luật sư bach minh

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Gần 200 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài trở về

Gần 200 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài trở về

Phần lớn số phụ nữ này trở về cuộc sống khó khăn, không công ăn việc làm, bị kỳ thị xa lánh, một số người còn mắc bệnh phải điều trị.
Cuộc sống làm dâu xứ người nhiều rủi ro song nhiều cô gái quê nghèo vẫn mơ một sự đổi đời.

Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long, đến nay toàn tỉnh có gần 200 phụ nữ kết hôn với người ngoài trở về nước với nguyên nhân như bị gia đình chồng bạc đãi, đánh đập; bị xâm hại tình dục quá mức; cuộc sống mất tự do.

Hiện nay, Hội phụ nữ các cấp trong tỉnh tiến hành hỗ trợ vốn, tạo công ăn việc làm, từng bước giải quyết khó khăn cho số chị em này ổn định cuộc sống.

Được biết, từ năm ngoái đến nay, Vĩnh Long có gần 700 trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc.

nguồn:dantri.com