Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM MỸ PHẨM

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM  MỸ PHẨM

Bạch minh là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công bố chất lượng mỹ phẩm nhập khẩu, chúng tôi tư vấn thủ tục và xây dựng hồ sơ công bố chất lượng một các nhanh chóng. Bạch minh đại diện cho doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố tại Cục Quản Lý Dược cho đến khi hoàn tất công bố.

1. Hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm mỹ phẩm nhập khẩu: 

Đơn đăng ký lưu hành mỹ phẩm (Bạch minh soạn thảo)
Giấy phép Đăng ký kinh doanh (sao y công chứng)
Thư uỷ quyền (Authorization letter): Nhà SX uỷ quyền cho nhà nhập khẩu tiến hành thủ tục đăng ký sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.
Quy định về Giấy uỷ quyền

a. Ngôn ngữ trình bày là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
b. Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được uỷ quyền;
- Phạm vi uỷ quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);
- Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được uỷ quyền;
- Thời hạn uỷ quyền;
- Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;
- Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền

Bảng thành phần phần trăm các chất (Formulation): ghi rõ tỉ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)

Giấy phép lưu hành tự do Certificate Of Free Sales: 

a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp. 

b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 

Lưu ý: 
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu  kinh doanh phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm. 
Các trường hợp các mỹ phẩm sau đây được phép công bố trong cùng một Bản công bố: 

- Các sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau.
- Các sản phẩm khác nhau nhưng được đóng gói chung trong cùng một bao gói như một đơn vị đóng gói.
- Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược Việt Nam quyết định dựa vào quyết định của ủy ban mỹ phẩm ASEAN. 
Số tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm có giá trị 03 năm. Các tổ chức, cá nhân phải tiến hành công bố lại ít nhất 01 tháng trước khi số tiếp nhận hồ sơ công bố hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy định. 
2. Các công việc Bạch minh  thực hiện: 
2.1. Thiết lập hồ sơ công bố tiêu chuẩn: 
- Soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm 

2.2. Tiến hành Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm mỹ phẩm: 

- Tiến hành nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm tại Phòng quản lý mỹ phẩm – Bộ Y Tế 

3. Thời gian công bố: 
- Thời gian hoàn tất công bố mỹ phẩm là 25 ngày. 
- Thời hạn hiệu lực của Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm là 03 năm.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Bạch minh hỗ trợ tư vấn thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm nhập khẩu, xây dựng hồ sơ công bố chất lượng, đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm


1. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm nhập khẩu: 

- Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (02 bản sao công chứng). 
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (Certificate Of Analysis): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan). Ghi chú: CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025 
- Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22.000 của công ty sản xuất 
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (02 bộ nhãn có đóng dấu của thương nhân). 
- Riêng trường hợp với sản phẩm Sữa và Phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm thì cần bổ xung thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale): 02 bản sao y công chứng 

2. Các công việc bạch minh thực hiện: 

2.1 Thiết lập hồ sơ công bố thực phẩm tiêu chuẩn: 

- Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm 
- Bản Quyết định áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm 
- Bản Tiêu chuẩn cơ sở 
- Dự thảo nhãn phụ sản phẩm 

2.2 Tiến hành Công bố tiêu chuẩn sản phẩm: 

- Tiến hành nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y Tế

3. Thời gian công bố: 
- Thời gian hoàn tất công bố tiêu chuẩn sản phẩm là 12 ngày. 
- Thời hạn hiệu lực của Phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm là 03 năm.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm gồm những gì

HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ CẦN BIẾT KHI ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH SẢN PHẨM

1. Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
3. Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN
4. Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR)
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
6. Danh sách sản phẩm đăng ký mã số mã vạch.

IV.LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MÃ SỐ MÃ VẠCH SẢN PHẨM?

Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới.

Đăng ký mã vạch sản phẩm tại văn phòng luật sư bạch minh